Bảo quản thực phẩm tươi sống đúng cách

Việc bảo quản thực phẩm đúng cách không chỉ giúp bạn chế biến được nhiều món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà còn góp phần tiết kiệm ngân sách của gia đình. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn bảo quản những thực phẩm dùng hàng ngày.


Thịt và gia cầm: Những loại thịt này nên giữ nguyên bao bì, bảo quản riêng trong ngăn hoặc hộp đựng thức ăn chuyên để thịt và chỉ sử dụng trong khoảng 2 ngày. Nếu cần để lâu hơn, nên gói chúng bằng Màng bọc thực phẩm hoạc Túi zipper và cho vào ngăn đông. Thịt lợn muối xông khói và giăm bông cần cho vào hộp đựng thức ăn và dùng một chiếc khăn có nhúng giấm đậy lên phía trên.


Cá: Cá có mùi khá mạnh. Do đó, bạn không nên giữ chúng chung với các loại thực phẩm khác vì chúng sẽ lây mùi sang những thứ được bảo quản cùng, bạn nên gói chúng lại bằng Màng bọc thực phẩm hoạc đựng trong Túi zipper hoạc hộp đựng thức ăn. Ngoài ra, nên luộc cá trước khi cho chúng vào ngăn mát của tủ lạnh hoặc giữ đông trực tiếp.


Trứng: Trứng cần được giữ nguyên trong hộp hoặc đặt vào kệ đựng trứng chuyên dụng trong tủ lạnh.


Màng bọc thực phẩm

Sữa: Sữa có đặc tính dễ hấp thu mùi vị của những thực phẩm khác. Chính vì vậy, bạn không nên để sữa chung với các loại rau xanh, trái cây hoặc thực phẩm có mùi mạnh. Tốt nhất là nên giữ nguyên bao bì của chúng hoặc cho vào hộp có nắp đậy kín, nếu hộp của bạn không có nắp đậy bạn có thể dùng Màng bọc thực phẩm bọc kín miệng hộp rồi đặt vào ngăn mát của tủ lạnh.


Phó mát: Vì phó mát rất nhanh khô nên bạn cần dùng Màng bọc thực phẩm để bọc chúng lại thật gọn gàng trước khi bảo quản lạnh.


Gia vị: Để "khống chế" mùi hương của các loại gia vị trong một thời gian dài, nên cho chúng vào các lọ thủy tinh có nắp kín.


Củ dền, cà rốt và củ cải: Cắt bỏ phần lá xanh trên ngọn, cho chúng vào những chiếc Túi zipper và giữ lạnh.


Dưa chuột, ớt chuông và bí: Những loại rau này nên để ở nơi khô mát hoặc cho vào Túi zipper và giữ lạnh.


Các loại rau có nhiều lá: Bạn cần "chăm chút" chúng cẩn thận hơn những loại rau củ khác. Trước tiên, cần rửa sạch lá và để chúng thật ráo nước rồi mới cho vào Túi zipper giữ lạnh.


Bắp: Giữ nguyên phần vỏ bắp để các hạt bắp bên trong không bị khô.


Nấm: Nấm chưa được rửa sạch bảo quản trong các túi giấy sẽ giữ được lâu hơn.


Đậu ve: Nếu chưa cần dùng ngay, bạn nên để chúng trong một chiếc túi riêng biệt mà không cần cắt bỏ phần cuống ở hai đầu của trái đậu.


Hành và khoai tây: Những loại rau này không cần giữ lạnh mà chỉ cần để ở nơi khô và tối.


Đối với một số loại rau, củ, quả ăn trong một vài ngày bạn không cần phải giữ lạnh mà chúng vẫn tươi trong vài ngày. Những thực phẩm này cần được để ở những nơi tối, mát trong nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và hơi nóng.


Điều quan trọng cần lưu ý: Khi bảo quản các loại rau xanh và trái cây là phải cho chúng vào những chiếc túi riêng biệt. Trái cây và rau xanh sẽ thải ra khí ethylene, một loại khí gas không mùi, có khả năng đẩy nhanh tốc độ chín của các loại rau xanh và trái cây xung quanh, làm rau trái nhanh hỏng. Một số loại rau xanh như cải bó xôi sẽ thoát khá nhiều hơi nên sẽ làm hỏng các loại rau được để chung.



Thời gian bảo quản đồ đông lạnh an toàn

Các loại thực phẩm khác nhau có thời gian đông lạnh riêng:
- Thịt bò tảng: 4-6 tháng. Thịt bò băm nhỏ: 3-4 tháng. Thịt thái lát/ xông khói/ xúc xích: 2-3 tháng. Thịt gia cầm (gà/ vịt): 4-6 tháng.
- Cá chứa dầu (cá ngừ, cá hồi): 3-4 tháng. Thủy sản có vỏ: 2-3 tháng. Cá nước ngọt: 2-3 tháng.
- Rau, củ, quả đã nấu chín và nghiền nhuyễn có thể bảo quản tối đa tới 6 tháng.
- Thức ăn chế biến: Soup/ nước sốt: 3 tháng. Bánh: 3-4 tháng.
- Các sản phẩm từ sữa: Bơ: 6 tháng. Phômai cứng: 4-6 tháng. Phômai mềm: 3-4 tháng. Kem: 3-4 tháng.
- Sữa mẹ: Sữa mẹ có thể bảo quản tối đa trong tủ đông tới 6 tháng nhưng với ngăn đá tủ lạnh chỉ nên là 2 tuần.

Luôn đông lạnh sữa mẹ trong vòng 24 tiếng sau vắt.

Chọn túi (hộp) đựng được khử trùng và kín (chai nhỏ có nắp hoặc túi chuyên dụng đựng sữa mẹ là lý tưởng).

Rã đông khi muốn sử dụng và đổ bỏ lượng sữa thừa.


Cách rã đông đồ đông lạnh:
- Rời đồ ăn từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc có thể bỏ ra ngoài, ở nhiệt độ phòng. Đặt đồ đông lạnh ở trên bề mặt an toàn, sạch và đề phòng chúng bắt đầu nhỏ nước ngoài bao bì.

Màng bọc thực phẩm

- Không cố gắng làm tan băng ngay bằng cách đặt đồ ăn vào nước ấm. Nếu cần dùng ngay, có thể chọn cách rã đông bằng lò vi sóng.

- Hâm nóng (hoặc đun sôi) đồ đông lạnh là tốt nhất, ngay cả với những loại đã được nấu chín trước khi đem đông lạnh.

- Không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa. Nhưng bạn có thể làm đông lạnh lại thực phẩm sống đã được nấu chín. Chẳng hạn, bạn giữ đông lạnh miếng ức gà. Sau đó, bạn rã đông và nấu chín miếng ức gà này. Tiếp tục đông lạnh ức gà sau khi đã nấu chín nhưng cần sử dụng trong thời gian nhanh nhất có thể.


(Theo : Mẹ & Bé)



Bảo quản mật ong

Mật ong là một thực phẩm chứa nhiều dưỡng, thường dùng làm thuốc, làm thức ăn bồi bổ cho người già yếu, phụ nữ sau khi sinh và trẻ em suy dinh dưỡng. Để giữ được loại mật ong tốt, bạn cần biết một số cách bảo quản mật ong cơ bản sau:

Màng bọc thực phẩm
- Do mật ong rất nhạy cảm với nhiệt độ và ánh sáng mặt trời nên phải đựng mật ong trong những lọ, chai thuỷ tinh mờ và để ở những nơi mát mẻ (nhiệt độ không quá 36oC).

- Không nên để mật ong ở những nơi ẩm thấp và tránh tiếp xúc với không khí vì làm như vậy mật ong sẽ bị lên men và biến chất.

- Nên đổ đầy đầy mật ong trong các vật chứa và đóng nắp kín, nếu vật chứa của bạn không có nắp đậy bạn có thể dùng Màng bọc thực phẩm bọc kín miệng vật chứa để hạn chế sự hút ẩm của mật.

- Không nên lưu giữ mật ong quá lâu (chỉ 2 năm trở lại). Nếu để lâu thì chất lượng của mật sẽ giảm, nhiều chất dinh dưỡng trong mật đều bị phân huỷ.

- Không cất mật ong gần nơi có mùi xăng, dầu, hành, tỏi… để tránh việc làm mất phẩm chất của mật.

(Theo VTV)



Bảo quản khô mực

Khô mực sau khi mua về, nếu không chế biến ngay thì rất cần được bảo quản tốt. Nếu không, khô mực sẽ bị giảm chất lượng. Khi mua khô mực bạn nên lựa chọn khô mực thật kĩ vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình bảo quản của bạn, dù bạn có bảo quản tốt như thế nào nhưng mua nhằm loại khô mực đã hư hoặc có vấn đề từ trước thì cũng không thể mang lại hiệu quả. Khô mực khi mua về, cách tốt nhất là bạn cho vào trong Túi zipper cẩn thận và để nơi thoáng khí, khô ráo.

Bạn cũng có thể bảo quản khô mực trong tủ lạnh, bằng cách cũng cho vào Túi zip nhưng không khuyến khích vì nó sẽ làm giảm dần độ khô của khô mực.


Màng bọc thực phẩm

- Nên để riêng khô mực với các loại thủy sản khô khác, tránh để chồng lên nhau.

- Khi mua về nên sử dụng ngay trong vòng 4 tháng.

- Khoảng 3 hoặc 4 tuần bạn nên lấy chúng ra phơi nắng trong 10-15 phút.

- Tránh để khô mực sống và đã nướng chín, hoặc đã chế biến chung với nhau.


(Theo VnEtips)






Bảo quản thực phẩm ngày hè

Khí hậu nóng ẩm ngày hè khiến cho các loại thực phẩm dễ mất đi độ tươi ngon, và biến chất rất nhanh, gây ra nhiều bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Vì thế việc bảo quản thực phẩm đúng cách là điều không ít bà nội trợ quan tâm.

Việc bảo quản thực phẩm cần được lưu ý ở tất cả các giai đoạn như chọn lựa, chế biến và lưu trữ. Đảm bảo cho thực phẩm tươi ngon và an toàn chính là cách tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe của cả gia đình. Dưới đây là một vài nguyên tắc bảo quản thực phẩm trong tiết trời oi bức mùa hè, giúp gia đình bạn tránh được những nguy cơ bệnh do vi khuẩn gây nên.
Thực phẩm tươi sống:

Để tiết kiệm thời gian, các bà nội trợ thường mua một lượng lớn thức ăn đủ cho vài ngày. Tuy nhiên việc phân loại, cất giữ lượng thức phẩm lớn không phải đơn giản. Vậy nên, cách tốt nhất là dành ra ít thời gian đi chợ để mua thức ăn đủ dùng trong ngày. Thực phẩm trong ngày vừa đảm bảo giá trị dinh dưỡng, lại vừa an toàn.
Với các loại rau xanh:

Sau khi mua về rửa sạch, nhặt bỏ bớt lá sâu, úng, để nơi khô ráo, thoáng mát hoặc đựng vào Túi zipper đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu chưa ăn ngay không nên rửa hoặc ngâm nước vì nước làm rau mau úng và chất bẩn có thể ngấm vào rau khiến rau mau hư hơn.
Với bông cải, cải bắp:

Nếu không để trong tủ lạnh, có thể dùng giấy báo bọc kín, để nơi thoáng mát.

Với các loại rau củ:

Để nơi mát mẻ có thể bảo quản từ 2-3 ngày tùy loại, hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản được từ 5-7 ngày.
Trái cây:

Mua về rửa sạch để chỗ mát. Với dưa hấu, dưa gang, nên mua trái nhỏ, vừa ăn để sau khi cắt ra là ăn hết. Nếu ăn không hết, nhớ dùng Màng bọc thực phẩm căng lên mặt cắt để giữ cho dưa không bị khô và làm giảm hương vị.

Thịt gia cầm, trứng, hải sản chế biến:

Cần cho ngay vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu trong thời tiết thực sự rất nóng (trên 32 độ C) không nên để bên ngoài quá một giờ.

Cá:

Cá mua về rửa sạch, để thật ráo nước, cạo rửa sạch bằng da, bỏ mang, ruột trước khi bảo quản trong tủ lạnh.

lưu ý: Sau khi sơ chế , chia thịt, cá ra thành các phần vừa ăn lấy Màng bọc thực phẩm gói lại để tiện cho việc bảo quản và rã đông khi sử dụng. Nếu cần, sau khi rửa sạch, tẩm ướp, bao gói bằng màng bọc sau đó đựng trong Túi zipper hoạc hộp đựng thức ăn trước khi cho vào ngăn tủ lạnh. Đối với các loại hải sản như tôm, cua, sò, ốc… chỉ nên chọn loại còn sống, được chế biến ngay sau khi mua về từ 3-5 giờ đồng hồ và dùng trong ngày.

Thực phẩm đông lạnh:

Khi mua thực phẩm đông lạnh, xem kỹ hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản của sản phẩm để lưu trữ hợp lí: Thực phẩm trữ mát: thịt nguội, giò chả… trữ đông từ 0-5 độ C. Thực phẩm đông lạnh: chả giò, thủy hải sản… trữ đông từ -25 độ-18 độ C.
Thức ăn đã nấu chín:

Nếu thời tiết mát mẻ, các loại thức ăn đã qua chế biến có thể để được từ 4-6 giờ, nhưng vào mùa nóng thì sẽ dễ ôi thiu nếu không bảo quản tốt. Với cơm, tốt nhất vẫn là nấu bữa nào dùng hết bữa nấy. Tuy nhiên, khi phải để lại, cần chú ý không để các loại món ăn khác dính vào phần cơm. Cơm dùng xong để chỗ thoáng mát, đậy bằng rổ thưa hoặc lấy màng bọc thực phẩm căng phủ lên mặt vật chứa và cho vào tủ lạnh, ngăn mát như vậy cơm sẽ không bị khô.

- Thức ăn nấu xong nên ăn ngay. Nếu còn lại phải cho ra bát để riêng lấy màng bọc thực phẩm căng phủ lên, không cho phần còn thừa vào nồi trở lại.

- Những món tái nên hạn chế trong thực đơn ngày nóng. Không sử dụng chung đĩa và chung thớt để đựng hoặc chế biến thực phẩm tươi sống hoặc đã nấu chín.

Với các loại thức ăn đã nấu chín, nếu dùng không hết mà muốn để lại thì cách bảo quản tốt nhất là nấu sôi trở lại. Sau đó mở nắp, làm nguội nhanh và cho vào hộp đựng thức ăn cất vào tủ đông. Khi dùng lại các loại thực phẩm này, nên nấu sôi lại lần nữa để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và tồn tại trong thức ăn và không tiếp tục lưu trữ lại lần thứ hai. Không lạm dùng lò vi ba để hâm nóng thức ăn đã qua sử dụng, tránh việc mất nhiều chất dinh dưỡng và tạo các chất có hại cho sức khỏe trong thức ăn.

Bảo quản trong tủ lạnh:

Tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thực phẩm tốt, làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn, tuy nhiên nó hoàn toàn không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố mới đảm bảo an toàn được.

- Đối với thức ăn đã chín, chỉ có thể bảo quản từ 1-2 ngày

- Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản, nên bọc thực phẩm lại bằng màng bọc thực phẩm hoạc cho vào hộp đựng thức ăn đậy nắn lại để tránh lây nhiễm, đồng thời hạn chế được mùi trong tủ lạnh.

- Thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm nhất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để quá 4 giờ.

- Những thức ăn sống như thịt, cá… muốn để dành lâu phải cất vào tủ lạnh, không được để chậm quá 4 giờ. Khi lấy ra khỏi tủ lạnh phải chế biến ngay.

- Không chứa quá nhiều hoặc mở tủ lạnh thường xuyên: Một tủ lạnh quá đầy đồ ăn sẽ khiến các khối không khí khó lưu thong, làm chậm quá trình làm mát.

- Khi rã đông, cách tốt nhất là để thực phẩm trong ngăn mát của tủ lạnh cho rã đông dần dần.

- Thực phẩm đã rã đông phải dùng ngay không nên cất để dùng tiếp vì dễ dẫn đến ngộ độc.

lưu ý: Trong trường hợp cúp điện, không có điều kiện để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, các bạn có thể làm như sau:
- Để món ăn ở chỗ mát mẻ, không để gần bếp lò
- Các món nộm, trộn gỏi làm xong dùng ngay, không để lại quá 2 tiếng (kể cả nếu được bảo quản trong tủ mát).
- Với các loại thực phẩm tươi sống như cá, thịt. . . có thể dùng phương pháp ướp muối để bảo quản bằng cách gói thực phẩm trong khan sạch đã nhúng qua dung dịch giấm (có thể để dành 1 ngày) hay ngâm trong nước mắm (có thể để dành được cả tuần).


(Theo Món ngon Việt Nam)



5 lỗi bảo quản thực phẩm hay mắc

Nếu thức ăn thừa bạn vẫn hay cất tủ lạnh để ăn dần hằng tuần, hay thường xuyên rã đông bằng cách để thực phẩm ra ngoài trời... thì rõ ràng bạn chưa phải là bà nội trợ thông minh.

Dưới đây là 5 lỗi bảo quản thực phẩm gây hại cho sức khỏe của bạn do Abcnews đúc rút:

1 - Thực phẩm chưa bốc mùi khó chịu, tức là vẫn ăn tốt

Thức ăn thừa chỉ nên lưu giữ tối đa là 4 ngày. Nhiều người căn cứ vào mùi của thực phẩm để khẳng định nó còn ăn được hay không, nhưng như vậy không an toàn chút nào, vì dù chưa tới nỗi bốc mùi, nhưng thức ăn đã có thể bị hỏng. Với cá, bạn chỉ nên ăn trong 1-2 ngày, chớ để lâu hơn.

2 - Để đồ ăn chín ở nhiệt độ ngoài trời nhiều giờ

Thực phẩm càng để ở bên ngoài lâu, thì càng có nhiều cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm để dùng sau, nên cất vào tủ lạnh. Nếu lượng thức ăn quá nhiều không thể sử dụng hết một lần, hãy chia ra và đựng trong các vật chứa nhỏ. Để thực phẩm ở môi trường nhiệt độ ngoài trời thường rất nguy hiểm. Thậm chí cơm có thể nuôi dưỡng một loại vi khuẩn có hại tên là bacillus nếu để trong phòng chỉ vài giờ. Rã đông thực phẩm bằng cách bỏ ra khỏi tủ lạnh

3 - Cách tốt nhất để rã đông thực phẩm nào đó là để chúng xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm. Cách thứ hai là đặt thực phẩm đã được bọc bằng túi kín trong một bát nước mát và thay nước khi nước đã lạnh . Tránh rã đông thực phẩm bằng nước ấm, vì cách này sẽ làm chín thực phẩm hơn là giúp chúng tan đá.

4 - Không nhớ rõ thực phẩm được trữ trong ngăn đá bao lâu khi sử dụng Cách duy nhất để khẳng định thực phẩm của bạn vẫn tươi ngon là khi bạn biết chúng đã được cất trữ bao lâu trong tủ lạnh. Theo thời gian, dù trữ trong ngăn đá, thức ăn sẽ mất dần hương vị và dưỡng chất. Theo các chuyên gia, bạn cần đóng gói đúng cách thực phẩm trước khi đem đông lạnh và nên ghi nhãn bên ngoài về ngày đông lạnh từng loại. Nên sử dụng các loại hộp có ghi rõ "an toàn dùng trong tủ lạnh" để trữ thực phẩm và để riêng biệt từng loại, chia nhỏ để sử dụng hết mỗi lần.

5 - Tồn nhiều loại đồ hộp không còn dùng được nữa trong tủ Nên vứt đi những thực phẩm đóng hộp đã bị cong vênh nắp hay rò rỉ chất chứa bên trong ra bên ngoài. Nguy cơ ngộ độc từ các thức ăn kiểu này rất cao. Thậm chí, nếu các đồ hộp này không bị sứt mẻ thì bạn cũng nên chú ý đến thời hạn sử dụng. Những đồ có tính axit như cà chua hay trái cây có thể mất hương vị sau một đến hai năm. Nhiều loại khác được nhà sản xuất nói là có thể kéo dài hạn sử dụng tới 5 năm, nhưng nếu nghi ngờ chúng không còn đảm bảo, hãy bỏ ngay.


(Theo Vnexpress.)



Trang số:1|2|3|4|5